Thủ tục ly hôn đơn phương thuận tình

5/5 - (35 bình chọn)

Thủ tục ly hôn 2024 cần những gì? Thủ tục ly hôn đơn phương ra sao? Thuận tình thì như thế nào? Cách ly hôn nhanh nhất? Cần phải mất bao nhiêu thời gian để ly hôn? Ly hôn cần những thủ tục gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau bởi các chuyên gia công ty thám tử Hà Nội Tận Tình.

I. Hướng dẫn thủ tục ly hôn thuận tình

Thủ tục ly hôn thuận tình

1. Thủ tục ly hôn thuận tình được tiến hành như thế nào?

  1. Người yêu cầu ly hôn cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục và nộp đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
  2. Sau khoảng 5 ngày kể từ khi nộp đơn khởi kiện ly hôn, Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
  3. Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
  4. Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải sau khoảng 15 ngày làm việc.
  5. Sau 07 ngày kể tính từ ngày hòa giải không thành không thay đổi quyết định về việc ly hôn. Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn nếu các bên không có ý kiến gì thay đổi.

2. Tài sản chung được phân chia như thế nào?

  • Tài sản chung: dựa theo sự thỏa thuận giữa hai bên khi thực hiện thủ tục ly hôn, nếu không thỏa thuận được thì sẽ theo pháp luật xử lý.
  • Tài sản riêng: của bên nào sẽ thuộc về người đó. Nếu có sự tranh chấp về tài sản thì sự việc sẽ được Tòa án tham gia giải quyết.

3. Phân chia quyền nuôi con như thế nào?

Về việc chia người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con như thế nào sẽ dựa trên thỏa thuận của vợ chồng. Nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dựa trên các yếu tố: thu nhập hàng tháng, chỗ ở, môi trường sống, lối sống của bạn,..

Trường hợp con trẻ dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét thêm nguyện vọng của con. Đây đều là những quy định đã được ban hành trong Luật Hôn nhân & Gia đình của Việt Nam. 

II. Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương

Thủ tục ly hôn đơn phương

1. Thủ tục ly hôn đơn phương được tiến hành như thế nào?

  • Bạn chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương theo đúng yêu cầu, nộp đơn và hồ sơ khởi kiện tại TAND có thẩm quyền;
  • Nhận kết quả xử lý đơn;
  • Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
  • Sau khoảng 15 ngày, tòa án tiến hành triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật tố tụng dân sự;
  • Nếu phía tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn thì người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo.

2. Yêu cầu đơn phương ly hôn được tòa án giải quyết trong bao lâu?

Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 4 tháng. Với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì tối đa giải quyết là 6 tháng. Đặc là với hình thức ly hôn đơn phương và có sự tranh chấp kịch liệt giữa hai bên về quyền lợi/ nghĩa vụ. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và chứng cứ một cách chu đáo nhất để rút ngắn thời gian xử lý.

Thời gian giải quyết ly hôn tại các cấp như sau:

  • Tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (có thể kéo dài hơn nếu có tranh chấp tài sản, phức tạp).
  • Tại cấp phúc thẩm: giải quyết ly hôn khoảng từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo);

3. Ly hôn đơn phương mất án phí bao nhiêu?

  • Mức án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 vnđ nếu không có tranh chấp về tài sản.
  • Nếu có tranh chấp:
Giá trị tài sản có tranh chấpMức án phí
Từ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng– 5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng– 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng– 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng– 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
Từ trên 4.000.000.000 đồng– 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng

4. Cần lưu ý gì khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương?

 Nếu vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương.

Nếu không xác định được nơi cư trú bị đơn thì có thể yêu cầu Tòa án nơi làm việc của Bị đơn giải quyết.

Dự phí ly hôn là 200.000 đồng.

5. Thủ tục ly hôn cần những gì?

  • Đơn xin ly hôn theo mẫu (CLICK)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
  • CMND hoặc Căn cước công dân của vợ và chồng
  • Giấy khai sinh của các con (nếu có)
  • Sổ hộ khẩu.

6. Quyền thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn được áp dụng cho những đối tượng nào?

  • Vợ hoặc chồng.
  • Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích.
  • Cha mẹ hoặc người thân được ủy quyền nếu một bên vợ hoặc chồng bị mắc bệnh tâm thần, không làm chủ được hành vi, là nạn nhân của bạo lực gia đình..

7. Nơi nộp đơn xin ly hôn đơn phương là ở đâu?

Nộp đơn xin ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú hoặc làm việc của bị đơn (bị đơn ở đây là người còn lại bị yêu cầu ly hôn).

III. Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

“Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline Hà Nội 0981.034.312
Hotline Tp.HCM 0981.034.312
HN: 0981.034.312
HCM: 0981.034.312
Gọi ngay