Mục Lục
Nhiều người không rành rọt về luật nên khó biết cách phân chia tài sản chung sau ly hôn. Điều này có thể dẫn đến nhiều vướng mắc, mâu thuẫn hay thiệt thòi khi phân định tài sản. Bài viết dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về quy luật hiện hành về phân chia tài sản chung sau ly hôn. Đọc để nắm bắt thông tin và giải quyết hiệu quả vấn đề của mình nhé.
I. Hiểu về tài sản chung trong hôn nhân
Để biết được việc phân chia tài sản như thế nào cho đúng cách thì bạn phải hiểu được như thế nào là tài sản chung, tài sản riêng. Vấn đề tài sản khi ly hôn tương đối nhạy cảm. Hơn nữa, có rất nhiều cuộc ly hôn kéo dài hàng năm trời chỉ vì không thể giải quyết được việc phân chia tài sản. Bạn cần biết thế nào là tài sản chung trước khi tiến hành phân chia. Hiểu đúng về tài sản chung giúp việc phân loại sẽ chính xác hơn, hạn chế xung đột khi phân chia.
Tài sản chung là những loại tài sản phát sinh trong thời kỳ chung sống. Đây là tài sản do vợ, chồng hoặc cả hai cùng tạo ra thông qua lao động, các hoạt động sản xuất và kinh doanh hợp pháp; tài sản mà cả hai được kế thừa chung hoặc cho tặng chung. Các loại tài sản chung sẽ bao gồm đất đai, nhà cửa, hiện kim, hiện vật…
Tài sản chung của vợ chồng trong quá trình kết hôn sẽ thuộc sở hữu chung hợp nhất. Chúng được dùng để đảm bảo cho nhu cầu của gia đình, nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Các loại tài sản tranh chấp sau khi ly hôn nhưng không chứng minh được là tài sản riêng cũng sẽ được coi là tài sản chung.
II. 2 cách phân chia tài sản chung sau ly hôn công bằng, đúng luật
Về nguyên tắc, hai vợ chồng hoàn toàn có quyền tự quyết trong sự việc phân chia tài sản. Thực tế thì không ít cặp vợ chồng đã nhờ đến pháp luật can thiệp khi việc tự thỏa thuận thất bại. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hai cách phân chia tài sản chung phổ biến hiện nay nhé.
Phân chia tài sản theo thỏa thuận
Hai vợ chồng có thể tự thực hiện phân chia tài sản mà không cần đến Tòa án. Tuy nhiên, việc phân chia phải tuân thủ theo hệ thống luật định để mang lại sự công bằng, chính xác.
Quy định về chế độ phân chia tài sản chung theo thỏa thuận cũng đã được quy định sẵn. Hai vợ chồng có thể tham khảo tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ở các Điều 47, 48, 49, 50 và 59.
Chế độ tài sản chung bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, sự thỏa thuận về tài sản yêu cầu được thực hiện trước khi kết hôn. Tài liệu về sự thỏa thuận cần được thực hiện công chứng.
Quá trình phân chia tài sản sẽ được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận từ trước. Tòa án sẽ tích cực xem xét và chấp nhận nên sự phân chia này hợp lý. Một số loại tài sản phát sinh không được thỏa thuận sẽ được xử lý theo nguyên tắc luật pháp.
Phân chia tài sản theo pháp luật
Phân chia tài sản theo pháp luật diễn ra khi có sự tranh chấp hai bên hoặc không có thỏa thuận trước đó. Tòa án sẽ là đơn vị đại diện pháp luật để đứng ra giải quyết vấn đề này cho hai bên.
Các tài sản chung sẽ được phân chia theo quy định của điều 59 Luật Hôn nhân – Gia đình. Theo đó, các tài sản chung được chia đôi, nhưng sẽ tính đến các yếu tố như sau:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng;
Quá trình phân chia cũng cần đáp ứng 4 nguyên tắc quan trọng:
+ Tôn trọng quyền tự quyết của chủ thể, cụ thể là thỏa thuận của vợ, chồng.
+ Bình đẳng về quyền sở hữu, hưởng thụ khối tài sản chung.
+ Đảm bảo tính công bằng về quyền sở hữu tài sản riêng.
+ Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong gia đình.
Tài sản chung có thể được trả bằng hiện vật hoặc theo giá trị được hưởng. Tòa án sẽ thực hiện việc phân chia mà không làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
III. Làm gì khi muốn phân chia tài sản chung sau hôn nhân theo pháp luật?
Bạn phải làm sao khi sự phân chia tài sản chung phát sinh tranh chấp? Làm thế nào để nhờ đến Tòa án phân chia tài sản? Chuyên gia của Công ty Thám tử Hà Nội khuyên rằng bạn cần thực hiện thủ tục khởi kiện. Đây là cách nhanh nhất để nhờ đến pháp luật phân chia tài sản chung sau ly hôn.
Mẫu đơn khởi kiện đã được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Theo đó, anh chị cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ, bao gồm:
- Đơn khởi kiện.
- Tài liệu, chứng cứ.
- CMND, căn cước công dân, giấy tờ tùy thân.
- Sổ hộ khẩu.
- Bản án hoặc quyết định của Tòa án về việc ly hôn.
- Tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sử dụng tài sản chung của vợ chồng.
Phân chia tài sản chung sau ly hôn là việc khó khăn đối với nhiều người. Hãy để thám tử tư có nhiều năm kinh nghiệm như Thám tử Tận Tình hỗ trợ anh chị.